Kinh nghiệm đi máy bay dành cho bà bầu
Dạo quanh các trang web thấy nhiều chị em thắc mắc rằng trong quá trình mang thai thì thủ tục đi máy bay thế nào? Thai bao nhiêu tuần thì được đi? Hôm nay 2 Tốt xin chia sẻ kinh nghiệm đi máy bay dành cho bà bầu để chị em có thể hiểu rõ hơn.
Với người phụ nữ, giai đoạn mang thai là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người. Nhưng đây cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất mà người phụ nữ phải trải nhất là những biến đổi về mặt tâm sinh lý cho đến việc hạn chế đi lại... Thấu hiểu được điều đó, ngày nay các hãng hàng không đã đưa ra những quy định riêng dành cho phụ nữ khi có nhu cầu đi du lịch hay công tác xa bằng máy bay.
Thời kì mang thai là thời kì đẹp nhất của phụ nữ
việc vận chuyển hành khách là nữ đang mang thai:
- Chị em phụ nữ mang thai nên khai báo tình trạng sức khỏe trước khi lên máy bay.
- Tất cả các trường họp bà bầu đi máy bay thì đều phải mang theo sổ khám thai có hiệu lực trong vòng 7 ngày trước ngày khởi hành và các giấy tờ liên quan.
Bà bầu cần có giấy khám thai trong vòng 7 ngày trước ngày khởi hành
- Ngoài ra đối với các bà bầu 28-32 tuần tuổi nếu lên máy bay phải làm giấy miễn trừ trách nhiệm ngoài sân bay với sự đồng ý của nhân viên an ninh dưới mặt đất (nếu có). Trong trường hợp nhân viên an ninh cảm thấy bất thường thì có quyền từ chối vận chuyển.
- Đối với trường hợp từ 32 tuần- dưới 35 tuần thì lời khuyên tốt nhất là không nên đi vé máy bay, nếu muốn đi thì phải có giấy xác nhận bác sĩ đồng ý cho phép đi lại bằng đường hàng không (phê vào sổ khám thai, có hiệu lực trong vòng 07 ngày trước ngày bay).
- Đặc biệt đối với các bà bầu trên 35 tuần tuổi, nhân viên an ninh có quyền từ chối vận chuyển và lập biên bản ngoài sân bay. Hãng hàng không sẽ có quyền không hoàn trả tiền vé hoặc xử lý theo hướng khác cho trường hợp đó vì đã cố ý làm trái điều lệ mà hãng đã quy định.
Những điều nên làm khi đi máy bay cho bà bầu:
- Khi đặt vé, nên lựa chọn chỗ ngồi phía giữa khoang máy gần cánh máy bay để giảm thiểu dao động khi phi cơ rơi vào vùng nhiễu loạn áp suất, máy bay nhồi lên xuống.
- Lấy chỗ ngồi cạnh lối đi để dễ dàng đứng lên đi lại hoặc tới phòng vệ sinh. Ghế này cũng tương đối có khoảng trống để cử động cơ thể, chân tay.
- Hầu hết các bác sỹ khoa sản đều khuyên rằng bà bầu không nên đi xa quá chỉ nên đi những chặng ngắn với thời gian từ 4 tiếng trở xuống nếu mang thai trên 28 tuần. Nguyên nhân là vì nếu bà bầu đi máy bay quá lâu rất dễ dẫn đến hiện tượng sinh non, tăng huyết áp và những cục máu đông trong các tĩnh mạch ở chân.
Kinh nghiệm đi máy bay dành cho bà bầu
- Ghế ngồi phải được trang bị dây an toàn tuyệt đối để không gây rủi ro cho mẹ và baby. Bạn nhớ phải thắt dây an toàn dưới bụng và trên đầu bắp đùi để an toàn tuyệt đối.
- Khi bay, bạn nên lưu ý giành ra một chỗ để đi lại trên quanh cabin ít nhất 20-30 phút/lần. Nếu bạn có những chuyến bay dài, nên tập các động tác thể dục cho chân khoảng 15 phút/lần để tránh hiện tượng đông máu và giãn tĩnh mạch.
- Nên uống nhiều nước đặc biệt là nước trái cây, sữa trong suốt chuyến bay vì độ ẩm thấp trong cabin có thể làm bạn dễ bị mất nước.
- Nếu bạn đang có vấn đề gì với thai nhi hoặc có bất kì vấn đề gì về sức khỏe. Bạn cũng nên có một y tá đi kèm trong chuyến bay nếu bạn có thể sắp xếp được.
Theo các nhà chuyên môn y tế, an toàn nhất là từ tuần lễ 18-24 của thai kỳ. Sau 36 tuần lễ sẽ có nhiều rủi ro sinh trên máy bay. Ngoài ra ở thời kỳ cuối này mà mẹ mang thai đôi, bị tiểu đường, cao huyết áp, xuất huyết âm đạo thì bác sỹ thường khuyên hoãn chuyến bay và ổn định bệnh tình.
2 Tốt hi vọng với kinh nghiệm đi máy bay dành cho bà bầu trên thì chị em mình phần nào yên tâm hơn và có những chuyến bay tốt đẹp trong thời kì đẹp nhất của phụ nữ.
Quý khách có nhu cầu tư vấn, đặt vé vui lòng liên hệ:
Văn phòng TP.HCM: 27 NGUYỄN VĂN DUNG, P6 QUẬN GÒ VẤP 091 882 33 34
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách.
Nguồn: http://tigerairway.vn/